Bạn ơi, mình thêm món vào giỏ nhé
Tạm tính: 0₫
Tổng cộng: 0₫
Rau Củ Đà Lạt Sạch DELI - Hà Nội
Tết Nguyên đán đã qua được 2 tháng rồi các chị nội trợ vốn đã rất tất bật với việc cơ quan, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm,… vẫn phải lo “tiêu diệt” càng nhiều càng tốt đám mỡ thừa để tự tin đi chơi Tết rồi lại nghỉ trán dịch Covid-19. Vì vậy, ngoài việc lên chế độ ăn uống lành mạnh cũng cần thu xếp thời gian để tập luyện một số động tác thể dục giúp cơ thể dẻo dai, thon gọn, tự tin hơn khi mùa dịch qua đi . Sau đây là một số phương pháp có thể là gợi ý không tồi cho các chị tham khảo "giữ dáng" . Detox (thải độc) bằng hoa quả để giảm mỡ bụng: Nước mật ong chanh và nước chanh tươi, nước ép bưởi (với mật ong) là những lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên, những người bị bệnh dạ dày cần hạn chế đồ uống này và cũng không nên uống khi bụng đói. Cần tâ , chanh vàng , cải kale ,Táo, súp lơ, hải sản, trà xanh, cà phê đen luôn phải có trong thực đơn ăn kiêng của bạn. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn bánh ngọt, đồ ăn nhanh hay nước ngọt, đặc biệt là trong dịp Tết. Một mẹo nhỏ trong bữa ăn là khai vị với rau xanh trước bữa chính sẽ giúp bạn cảm thấy no, giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài việc cung cấp chất xơ, vitamin, kích thích hệ tiêu hóa, giảm cảm giác khó tiêu thì chúng còn kiểm soát được lượng đường và tinh bột hấp thụ vào cơ thể : Salad mỹ, Salad romaine , cà chua bi đỏ , ... Những thói quen lành mạnh như: Uống nước (ấm) sau khi ngủ dậy, ăn uống đúng giờ, hạn chế các món ăn chứa chất béo cũng khiến cơ thể bạn hoạt động tốt hơn và đầy năng lượng trong những ngày cách ly xã hội .. Dù tất bật với những công việc không tên trong những ngày cách ly xã hội ,các chị cũng nên dành chút thời gian để tập yoga, lắc vòng buổi sáng. Khi kết thúc ngày cũng có thể tập những động tác đơn giản như gập bụng, hít đất hoặc nếu bận rộn nữa, có thể thực hiện một vài động tác yoga ngay tại giường. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể tự tin vượt qua cách ly xã hội với một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng thon thả. https://rau-cu-da-lat-sach-deli-ha-noi.mysapo.net/ https://www.facebook.com/raucudalatsachdeli/?modal=admin_todo_tour
Hệ thống miễn dịch của cơ thể là gì? Tại sao cần quan tâm đến hệ miễn dịch? Hệ thống miễn dịch rất phức tạp và rộng. Một bác sĩ chuyên về miễn dịch học tên là Heather Moday có nói “Hệ thống miễn dịch của chúng được làm từ rất nhiều các phần di chuyển khác nhau. Tăng miễn dịch, thực chất là cân bằng hệ miễn dịch.” Và bất kì thứ gì cốt lõi trở về với cân bằng, thì đều không có giải pháp nhanh, và không phải chỉ một giải pháp. Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ các cơ quan, tế bào và hóa chất đặc biệt có nhiệm vụ chống nhiễm trùng (vi khuẩn). Các bộ phận chính của hệ thống miễn dịch là: bạch cầu, kháng thể, bổ thể (complement system-một nhóm protein huyết thanh, kết hợp cùng kháng thể có vai trò rất quan trọng trong việc loại trừ mầm bệnh), hệ bạch huyết, lá lách, tuyến ức và tủy xương. Đây là những phần của hệ thống miễn dịch tích cực chống lại nhiễm trùng. Hệ thống miễn dịch lưu giữ mọi thông tin về các vi khuẩn mà nó đã từng đánh bại trong các loại tế bào bạch cầu (tế bào lympho B- và T) được gọi là tế bào ghi nhớ. Điều này cho phép cơ thể có thể nhận ra và tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng nếu nó quay lại xâm nhập cơ thể, trước khi nó có thể nhân lên khiến bạn bệnh. Một số bệnh nhiễm trùng, như cúm và cảm lạnh thông thường, phải chiến đấu nhiều lần vì có rất nhiều loại virus hoặc chủng cùng loại virus có thể gây ra cúm và cảm. Bị cảm hoặc cúm từ một loại vi-rút không cung cấp cho bạn khả năng miễn dịch với những loại khác. Các phần chính của hệ thống miễn dịch là: Tế bào bạch cầu (được tạo ra trong tủy xương, di chuyển qua máu và mô khắp cơ thể tìm kiếm những kẻ xâm lược như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm và kích hoạt tấn công miễn dịch – có rất nhiều hóa chất, tế bào, protein trong cơ thể tham gia vào các cuộc tấn công miễn dịch này). Kháng thể (giúp cơ thể chống lại vi khuẩn hoặc chất độc mà chúng tạo ra bằng cách nhận ra các chất gọi là kháng nguyên -antigen- trên bề mặt vi khuẩn hoặc trong hóa chất mà chúng tạo ra, đánh dấu vi khuẩn hoặc độc tố là ngoại lai để phá hủy). Bổ thể (các protein hỗ trợ cho công việc của kháng thể). Hệ bạch huyết (mạng lưới các mạch nhỏ chạy khắp cơ thể có vai trò phản ứng với vi khuẩn, đối phó với các tế bào ung thư, các chất thải của tế bào nếu không xử lý sẽ dẫn đến bệnh hoặc rối loạn, hấp thụ một số chất béo trong chế độ ăn uống của chúng ta từ ruột). Lá lách (cơ quan lọc máu giúp loại bỏ vi khuẩn và phá hủy các tế bào hồng cầu cũ hoặc hư hỏng. Nó cũng sản sinh các chiến binh chống lại bệnh tật của hệ thống miễn dịch như kháng thể và tế bào lympho). Tủy xương (mô xốp trong xương, nơi tạo ra các tế bào hồng cầu để mang oxy đến toàn cơ thể, và các tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng và tiểu cầu để giúp đông máu) Tuyến ức (lọc và theo dõi nội dung máu của bạn. Nó tạo ra các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho T). Ngoài hệ thống miễn dịch kể trên, cơ thể có một số cách khác để tự vệ trước vi khuẩn, bao gồm: Da – hàng rào chống thấm nước, tiết ra dầu có đặc tính diệt vi khuẩn Phổi – chất nhầy trong phổi (đờm) bẫy các hạt lạ và lông ma) đẩy chất nhầy lên trên để có thể ho ra Đường tiêu hóa – lớp niêm mạc chứa kháng thể và axit trong dạ dày có thể tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn Phòng vệ khác – chất lỏng cơ thể như dầu trên da, nước bọt và nước mắt có chứa các enzyme chống vi khuẩn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Việc xả liên tục đường tiểu và đường ruột cũng giúp ích trong quá trình miễn dịch. Làm thế nào bạn có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn? Ai cũng thích ý tưởng tăng cường khả năng miễn dịch, nhưng thực tế nó khó nắm bắt vì nhiều lý do. Hệ thống miễn dịch chính xác là như vậy – một hệ thống, không phải là một thực thể duy nhất. Để hoạt động tốt, nó đòi hỏi sự cân bằng và hài hòa. Vẫn còn nhiều điều mà các nhà nghiên cứu không biết về sự phức tạp và mối liên hệ của phản ứng miễn dịch. Mặc dù cho đến nay chưa có chứng minh khoa học cụ thể nào về mối liên hệ trực tiếp giữa lối sống và chức năng miễn dịch, không có nghĩa chúng ta chẳng cần có một lối sống hỗ trợ cho miễn dịch tốt. Các nhà nghiên cứu Khoa học đang tiếp tục khám phá những ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập thể dục, tuổi tác, căng thẳng tâm lý và các yếu tố khác lên phản ứng miễn dịch, cả ở động vật và ở người. Trong khi đó, việc của chúng ta vẫn nên xác định chiến lược sống lành mạnh để cơ thể khỏe mạnh nói chung và có một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt theo đúng chức năng của nó, phải không? vui vẻ lạc quan chắc chắn cũng là 1 cách ahihi Và đây là một số các chiến lược sức khỏe được khuyến cáo để tăng cường hệ thống miễn dịch: Tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn chính là theo đuổi một lối sống lành mạnh. Các yếu tố về lối sống quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ miễn dịch (hay một cơ thể khỏe mạnh) chính là: giấc ngủ chất lượng, tinh thần lạc quan vui vẻ (không stress) và dinh dưỡng đúng. Vì vậy trong giai đoạn mùa cúm và dịch bệnh, ngoài việc thường xuyên rửa tay và ngủ đủ, dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng bạn cần thực hiện nếu muốn ‘cân bằng’ , và cả tăng sức mạnh, cho hệ miễn dịch. 1. Uống đủ nước: giúp phổi đủ độ ẩm và làm sạch các màng nhầy tốt hơn. 2. Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ. (Uống nước ép là một cách tuyệt vời. Cái blog này chính là một nơi giúp bạn yêu juice hơn. Nhiều rau củ quả hơn nữa hơn nữa nhé) 3. Tập thể dục thường xuyên. 4. Ngủ đủ giấc và chất lượng – thử tập yoga nhẹ nhàng, thiền và đọc sách nhiều hơn trước khi ngủ, hay bất kỳ hình thức nào giúp bạn có giấc ngủ chất lượng (hạn chế các thiết bị điện tử nhiều hơn nữa) 5. Dành thời gian để gọi điện tới những người thân và người quan trọng trong cuộc sống của bạn – đây là lúc chúng ta cần hỗ trợ và kết nối với nhau nhiều hơn (nếu không gặp trực tiếp thì qua điện thoại và online) 6. Chăm chút cho các sở thích và đam mê – hãy thử các môn có tính nghệ thuật, đọc sách, vẽ tranh, tô màu, nấu ăn, nghe nhạc… bất kì điều gì khiến bạn thư thái 7. Tập trung vào hơi thở và ít nhất dành 5-10 phút tập thở mỗi ngày – riêng việc thở sâu thôi sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm giúp kiểm soát sự lo lắng và căng thẳng. Nếu bạn chưa từng thở sâu bao giờ, hãy thử phương pháp thở sâu này . Trong các nguyên tắc trên, dinh dưỡng có mối liên hệ rất gần gũi với hệ thống miễn dịch: Đội quân hệ thống miễn dịch diễu hành đông đảo tại hệ tiêu hóa của chúng ta. Chiến binh hệ miễn dịch khỏe mạnh cần được nuôi dưỡng thường xuyên. Các nhà khoa học từ lâu đã nhận ra rằng những người sống trong nghèo đói và suy dinh dưỡng dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Và gần đây họ phát hiện ra một nguyên nhân nữa trong suy giảm miễn dịch – đến từ ‘thiếu hụt vi dinh dưỡng’ (micronutrient malnutrition – thiếu một số vitamin thiết yếu và khoáng chất vi lượng thu được từ chế độ ăn uống). Một nghiên cứu đã chỉ ra sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khác nhau – ví dụ, sự thiếu hụt kẽm, selen, sắt, đồng, axit folic và vitamin A, B6, C và E – làm thay đổi phản ứng miễn dịch ở động vật. Hơn nữa, hầu hết các vitamins và khoáng chất vi lượng cơ thể người cần lấy được từ thực phẩm, chủ yếu qua chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, phong phú từ các thực phẩm tự nhiên: rau xanh, củ, quả, các loại hạt, ngũ cốc, thịt, cá, trứng… Điểm mấu chốt là gì? Khi nói đến sức khỏe nói chung hay một hệ miễn dịch tốt, về lâu về dài, tất cả nằm ở lối sống khỏe mạnh. Thực hiện các gợi ý trên sẽ giúp bạn duy trì một hệ thống miễn dịch cân bằng, khỏe mạnh, từ đó chuẩn bị cho cơ thể bạn tốt hơn khi phải tiếp xúc với các mầm bệnh từ bên ngoài. Chúc các bạn có được hệ miễn dịch cân bằng và khỏe khoắn để chống chọi lại các bệnh dịch nhé!
CELERY JUICE – có thật sự tốt? Kể cả khi bạn chưa từng uống một hụm đồ uống nào màu xanh rau bao giờ, rất có khả năng bạn đã nghe đâu đó về nước ép Cần Tây. Bố khỉ vì đứa nào có tí hơi hướng sống khỏe hay khao khát giảm cân gì đó cũng đã nói về nó rồi. Mà chả phải chỉ kể đâu, những đứa uống cần tây có vẻ như hơi cuồng về tác dụng của nó nữa cơ. Thế thực sự nó có tốt như lời đồn? Với kinh nghiệm của một juicer lâu năm, đâu đó cũng là chuyên gia trong nước ép như mình. Để mình thử phân tích với góc nhìn khách quan (một tí) về cái trend và đồ uống này cho những bạn chưa thử bao giờ. Đây là những lợi ích được kể về nước ép cần tây và trào lưu đi theo nó: 1. Phục hồi hệ vi sinh đường ruột và cải thiện đường tiêu hóa: bằng cách phục hồi axit hydrochloric giúp chúng ta tiêu hóa mọi thứ nhanh hơn và hiệu quả hơn; giúp tăng axit dạ dày để phân hủy và hấp thụ thức ăn tốt hơn và còn có khả năng phục hồi chất nhầy của dạ dày cần thiết trong niêm mạc dạ dày để chữa lành và ngăn ngừa loét và trào ngược axit. 2. Giảm cholesterol. Cần tây có chứa một hợp chất gọi là 3-n-butylphthalide (BuPh) đã được ghi nhận là có tác dụng hạ lipid máu, làm giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu 3. Chống viêm tự nhiên. Polyacetylene trong cần tây làm giảm đau khớp mãn tính, bệnh gút và viêm khớp dạng thấp. 4. Làm giảm huyết áp. Cải thiện lưu lượng canxi và kali trong tế bào và cho phép các mạch máu mở rộng và co bóp dễ dàng hơn. 5. Hỗ trợ và làm sạch gan. Giảm chất béo tích tụ trong gan và giúp gan sản xuất các enzyme giúp loại bỏ chất béo và độc tố. 6. Cải thiện tiêu hóa, tăng lưu thông thành ruột, quét sạch đường ruột. Vì vậy rất tốt cho táo bón, đầy hơi, như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ nhàng, tự nhiên và cũng có tác dụng lợi tiểu. 7. Chống nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy các hợp chất được tìm thấy trong cần tây có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch một cách tự nhiên. Nước ép cần tây làm giảm axit uric và kích thích sản xuất nước tiểu, đặc biệt hữu ích trong việc chống lại nhiễm trùng vi khuẩn trong đường tiêu hóa và cơ quan sinh sản, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay rối loạn bàng quang và thận. 8. Chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và các hợp chất chống ung thư. Apigenin có trong cần tây được chứng minh có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra cần tây cũng chứa các hợp chất giúp giảm độc tố và làm chậm sự phát triển của các tế bào bị đột biến. 9. Có tính kiềm. Thật ra cần tây là một trong những thực phẩm có tính kiềm nhất mà bạn có thể sử dụng! Mà các nghiên cứu thì đều chỉ ra chế độ ăn kiềm (trong lối sống hiện đại bây giờ) giúp kéo dài cuộc sống và ngăn ngừa các bệnh mãn tính. 10. Nước ép cần tây rất nhiều dinh dưỡng. Cần tây chứa các khoáng chất và vitamin thiết yếu như folate, kali, vitamin B6, vitamin K và vitamin C. Chất luteolin trong cần tây bảo vệ da từ bên trong và ngăn ngừa tổn thương do tia cực tím. Có một số lí do mình đoán tại sao cần tây lại tạo nên một trào lưu mạnh mẽ như vậy, dĩ nhiên bên cạnh việc nó thực sự tốt (mình cũng đã kiểm chứng), thì có một số yếu tố giúp nó lan rộng: – Nó đơn giản (bản thân cần tây cũng là một loại green juice, nước ép từ rau củ thì có rất nhiều nguyên liệu khác nhau, cơ bản cứ là rau thì đã mang tính kiềm, nhiều chất chống oxy hóa, nhiều khoáng chất, nhiều hợp chất chống ung thư, thanh lọc máu, làm sạch gan v.v. như tác dụng của cần tây rồi, tuy nhiên bản thân cần tây là một trong những loại rau mạnh mẽ, đầy đủ và độc đáo khi đứng một mình). Đơn giản là kiếm một bó cần tây, rửa sạch rồi nhét vào máy ép mỗi sáng uống 1 cốc 500ml. Cái công thức nó quá đơn giản và cách thực hiện cũng quá đơn giản, làm giảm bớt rất nhiều cản trở trong đầu của nhiều người. – Nó dễ thực hiện và nó có thể đứng một mình khi ép. Chỉ cần 1 bó cần tây và 1 cái máy ép. Và vì bản thân cần tây mang lượng nước cao nên ép một mình nó cũng đủ uống. Chứ như một số loại rau có đậm đặc dinh dưỡng gấp nhiều lần chăng nữa thì càng ‘mạnh’ nó lại càng ít nước và khó uống nếu ép nguyên chất. Cứ thử ép 1 bông súp lơ xanh xem có bạn nào dám uống một mình chỗ nước đó không – Nó có tác dụng tức thì với 2 vấn đề mọi người quan tâm nhất: da và tiêu hóa. Và đây cũng là điểm mạnh của cần tây vì hầu hết các bạn uống cần tây đều phản ánh về 2 hiệu ứng này của cần tây. Bản thân mình cũng vậy. Là người uống nhiều các thể loại nước ép rau, củ, quả, herbs đủ loại trong vài năm, kể cả đã ko lạ với cần tây vì vẫn ép cùng các loại green juice khác. Tuy nhiên khi thử uống cần tây thử thách 2 tuần theo đúng protocol: 500ml cần tây nguyên chất mỗi sáng trước ăn sáng trong 14 ngày. Thì bản thân mình cũng nhận thấy các hiệu ứng của nó: -da nổi mụn li ti mất một tuần rồi mụn nó lặn (mà mình RẤT HIẾM KHI bị mụn) sau đó thì căng hơn -tiêu hóa vô cùng nuột nà và thoáng đãng hehe (mà một đường ruột khỏe thì cả người thấy khỏe hơn) kiểu nó extra sạch sẽ cho ruột và cả đại tràng ý -mức năng lượng nhìn chung từ sáng đến giữa ngày cao hơn mọi khi một chút -đầu óc dễ tập trung hơn (vì nó nhẹ hơn) Đấy là mình là dân uống juice quanh năm. Còn những bạn không bao giờ biết đến raw juice thì sẽ thấy rất nhiều hiệu ứng khác nhau, và thời gian để cơ thể bạn cảm nhận được tác động của nó, đi theo một tiến trình dài bao lâu tới khi nó phát huy hết tác dụng thì sẽ rất khác mình và mỗi người sẽ có một trải nghiệm riêng. Nhìn chung thì người càng nhiều độc tố và các vấn đề thì quãng thời gian ‘làm quen’ chuyển giao ban đầu của cơ thể sẽ dài (đây là giai đoạn cơ thể đi qua bước biểu hiện các triệu chứng thải độc ban đầu, mà hầu hết nó sẽ là triệu chứng ‘tệ hơn’. Sau giai đoạn chuyển giao đó mới tới ngày ‘đẹp đẽ’. Lúc đó bạn mới cảm nhận được cái lợi ích của cần tây. Vì thế có những bạn sẽ phải kiên trì 1 đến vài tháng, dài bao lâu thì tùy ở bạn.. Cuối năm ăn uống tụ tập kiểu gì cũng có phần sa đà và không chuẩn chỉ (đời mà lúc nào cũng đúng, cũng chuẩn chỉ thì boring bỏ mie!), thả lỏng vài lúc thì xong lại phải chấn chỉnh lại, phanh lại chút. Nên trước khi Tết đến lại nhồi bánh chưng vào người thì mình cũng phải dọn dẹp lại đường ruột và cơ thể cho sạch sẽ bớt đây. Ngày mai lại bắt đầu nước ép cần tây 14 ngày mỗi sáng nhá.
Cơ thể con người tái tạo hoàn toàn trong vòng 7 năm? Thật kì diệu là hàng giây luôn có hàng nghìn tế bào chết đi và được thay thế, làm mới. Và người ta tính được cứ khoảng 7 -10 năm, tổng toàn bộ các tế bào đã được tái tạo. We are actually reborn! Tùy vào khối lượng sử dụng mà tế bào của mỗi cơ quan, bộ phận sẽ có tốc độ thay mới khác nhau. Ví dụ nhé: –Da: tế bào da thông thường được thay mới sau 2-4 tuần. –Tóc: khoảng sáu năm đối với phụ nữ và ba năm đối với nam giới –Gan: cơ quan thải độc của cơ thể con người, lọc các chất gây ô nhiễm cho hệ thống của cơ thể. Được hỗ trợ trong quá trình máu liên tục cung cấp và có khả năng hầu như không bị các độc tố này gây phá hủy, gan tự làm mới sau 150 đến 500 ngày. –Dạ dày và ruột: Các tế bào nằm trên bề mặt của dạ dày và ruột có một cuộc sống khó khăn và ngắn ngủi. Liên tục bị vùi dập bởi các chất ăn mòn như axit dạ dày, chúng thường chỉ kéo dài đến 5 ngày! –Xương: Các tế bào trong hệ thống xương tái tạo gần như liên tục, nhưng để thay mới toàn bộ khung xương thì phải mất 10 năm. Quá trình thay mới tế bào xương này chậm lại khi chúng ta già đi, do đó xương của chúng ta ngày càng mỏng. Một số tế bào không bao giờ chết hẳn, ví dụ giác mạc của mắt có thể tự tái tạo chỉ sau một ngày, nhưng thủy tinh thể và các phần xung quanh đó không thay đổi. Tương tự như vậy, các tế bào thần kinh ở vỏ não – lớp ngoài của não chi phối trí nhớ, suy nghĩ, ngôn ngữ, sự chú ý và ý thức – ở lại với chúng ta từ khi sinh ra cho đến khi chết. Bởi vì chúng không được thay thế, việc mất các tế bào này theo thời gian có thể gây ra các bệnh ác tính như mất trí nhớ. (Cố mà sử dụng não bộ triệt để đi các bạn). Mặc dù tế bào luôn được thay mới như vậy, nhưng dĩ nhiên, sự thật là chúng ta vẫn già đi và chúng ta vẫn chết. Nên đừng nghĩ đến chuyện thay đổi định luật của tự nhiên. Tuy nhiên, tốc độ làm mới và sự khỏe mạnh của tế bào lại là thứ thực ra chúng ta có thể chủ động. Chúng ta làm chủ nguồn nhiên liệu cho nó. Chính là cách bạn ăn gì, uống gì, nghĩ gì, vận động thế nào, cảm xúc và yêu thương ra sao đấy. Mời các bạn xem thêm các công thức juice trên blog này để nạp nhiên liệu tốt cho bộ máy cơ thể mình. Ít nhất là da dẻ sẽ thay mới trong vòng một tháng, bạn có muốn một làn da mới (sáng, đẹp, tươi hơn) trong 1 tháng nữa không?